Các công ty in ấn đứng trước những quy định mới về ngành in ấn
Cửa hàng, Công ty chuyên dịch vụ photocopy, in ấn phải khai báo và hoạt động đúng địa điểm
Theo đó những hành vi bị nghiêm cấm khi chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ có nội dung sau đây:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả. Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ sở, công ty kinh doanh hoạt động phải có giấy phép
- Nghị định quy định rõ trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định sau đây: Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông; Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đồng thời, Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của cơ sở in. Theo đó, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm như Báo, tạp chí, các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; tem chống giả; Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền) phải đáp ứng những điều kiện sau: là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác); có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in; có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và người đứng đầu là công dân Việt Nam có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in…
Nhân viên in ấn đang tư vấn in ấn sản phẩm cho khách hàng
Khai báo 10 ngày trước khi hoạt động dịch vụ photocopy
- Nghị định cũng quy định khi hoạt động dịch vụ photocopy, chậm nhất 10 ngày trước khi hoạt động, cơ sở dịch vụ photocopy phải khai báo với UBND cấp huyện. Đồng thời, cơ sở dịch vụ photocopy phải hoạt động đúng địa điểm đã khai báo; chấp hành các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước; báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện giấy tờ, tài liệu nhận photocopy có nội dung vi phạm quy định…
- Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở in phải gửi hồ sơ đăng ký máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu đến UBND cấp tỉnh trước khi sử dụng.
- Ngoài việc phải đăng ký sử dụng theo quy định thì máy photocopy màu chỉ được sử dụng phục vụ công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức, không được sử dụng để kinh doanh dưới mọi hình thức và máy in có chức năng photocopy màu cũng chỉ được sử dụng để sản xuất trong cơ sở in có đủ các điều kiện hoạt động in theo quy định…
Điều kiện hoạt động của cơ sở in
- Đồng thời, Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của cơ sở in. Theo đó, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm như Báo, tạp chí, các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành; tem chống giả;
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền) phải đáp ứng những điều kiện sau: là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác); có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in; có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và người đứng đầu là công dân Việt Nam có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in…
- Còn đối với các cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in không phải các sản phẩm trên thì cơ sở in phải có người đứng đầu thường trú hợp pháp tại Việt Nam (không bắt buộc là công dân Việt Nam) và không bắt buộc có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trên đây là những quy định mới về ngành in ấn mà bạn cần nắm rõ nếu như đang có ý định thành lập công ty in ấn hoặc công ty bạn đang hoạt động trong nghề in ấn.
>> Xem thêm: Muốn mở công ty in ấn với 500 triệu đồng?