Máy in bạt hiflex đang có bán tại Công ty Máy In Quảng Cáo
Khái quát về in bạt hiflex
Bạt Hiflex :In bạt hiflex thật ra là in hiflex bởi vì theo thị hiếu của người dùng thường dùng hiflex trong việc làm dù, bạt, mái che nên gọi là in bạt hiflex. Trong các chương trình tổ chức sự kiện, hội nghị không thể thiếu những banner trang trí nhằm tổ lên vẻ đẹp, thể hiện quy mô, tầm cở cũng như tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức chương trình.
- Khổ thông thường 80x240cm (Hoặc kích thước khác)
- Chất liệu: Bạt Hiflex - Treo dọc một mặt hoặc 2 mặt
- Bạt Hiflex xuất sứ Đài Loan. In phun kĩ thuật số độ phân giải 720 DPI.
- Loại mỏng: 0.32 ÷ 0.34 mm ( Bandroll)
- Loại trung: 0.36 ÷ 0.38 mm ( Mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu…)
- Loại dầy : 0.46 mm ( Pano, biển tấm lớn)
Máy in bạt hiflex các loại
In chất lượng cao bằng các kĩ thuật nguyên bản của máy in bạt hiflex
・Chất lượng hình ảnh mượt mà với kiểu in gợn sóng và kỹ thuật phunhạt mực chính xác
・Đa dạng kích thước hạt mực với 3 kích thước khác nhau lớn/ vừa/ nhỏ
・Bộ sấy thông minh 3 chiều độc quyền của Mimaki tối ưu hóa kích thước hạt mực.
・MAPS3 loại bỏ tình trạng phân dải màu và mật độ màu không đồng đều.
Tìm kiếm máy in bạt hiflex tại website Công ty Máy In Quảng Cáo
Tìm hiểu 6 loại mực dùng cho máy in khổ lớn
1- Mực ruy băng (ribbon) có thể sử cho máy in khổ A4 và máy dùng ruy băng thường máy in khổ lớn nhất chỉ là A3, máy in A0 thì không dùng công nghệ này
- Trước tiên là chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu với công nghệ mực in cơ học lâu đời nhất và cho đến may vẫn còn sử dụng khá rộng rãi, đó là mực ruy băng hiểu nôm na nó là tờ giấy cal có màu, khi ta tác dụng lực dè lên nó sẽ in dính mực vào phía dưới nơi đặt liên giấy cần in. từng được nhiều người tin dùng ghi đè lên liên 2-3 của hoá đơn tài chính, phiếu thu...Tàn dư của thời đại máy đánh chữ dùng tay thời Pháp. Dù sao cũng chưa hoàn toàn biến mất, dù đã có các công nghệ mực in hiện đại khác xuất hiện dùng cho máy in khổ nhỏ và máy in khổ lớn, máy in A0
- Ruy băng mực ngày nay chỉ giới hạn dùng in trong các ứng dụng đặc biệt. Thí dụ, ruy băng mực bằng vải tẩm mực kiểu cổ vẫn còn được dùng cho các ấn phẩm đặt biệt có tính chú trọng đến độ tin cậy cao mà không cần đến chất lượng, như in biên lai hay hóa đơn tài chính (VAT). Và thường chỉ dùng tối đa là khổ A3, máy in khổ lớn hơn thì không dùng loại này
- Tuy nhiên, cũng có các loại ruy băng khác, như loại dùng cho in nhiệt, có thể in ra chất lượng rất cao và có thể thường dùng trong in các chất màu đặc biệt, như lá kim loại, các dạng lá hợp kim khác mà loại này khó có thể thay thế bằng các công nghệ khác được, với loại in nhiệt này thì dùng cho tất cả máy nhỏ và máy in khổ lớn
2- Giấy in nhiệt
- Giấy in nhiệt được tẩm với một loại hóa chất và loại hoá chất đặt biệt này ngả sang màu tối khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Loại giấy này có nhiều lợi thế và ưu điểm so với các công nghệ in ấn truyền thống vì không cần phải có hộp chứa đầy mực. Điều này khiến thiết kế cơ học và sử dụng máy in rất đơn giản và rất êm ngay trên cả máy in khổ lớn.
- Vì các lý do nêu trên, giấy in nhiệt thường được dùng trong các ứng dụng in nhãn dán, tem kim loại như các máy dòng máy do Dymo và Brother sản xuất và chúng ta cũng rất ít thấy chúng ở văn phòng nó chỉ xuất hiện trong các nhà máy cơ khí sản xuất...
- Có điểm hạn chế là giấy in nhiệt khá đắt tiền và thường chỉ in ra được một màu đơn sắc. Một điểm bất lợi khác nữa là chất lượng của giấy in giảm khá nhanh khi để nơi nắng nóng, thí dụ như bảng đồng hồ xe ô tô, tem hướng dẫn trên lóc máy...
3- Mực dạng lỏng gốc nước: dùng cho tất cả máy in nhưng hiện nay các dòng máy in khổ lớn là phổ biến hơn.
- Nếu bạn dùng máy in phun, bạn phải sử dụng mực in dạng mực nước lỏng và có thể in được nhiều màu cùng lúc - phương pháp và cách thức in không khác mấy so với những gì bạn thấy trong cây viết máy bơm mực của những năm trước đây. Nhưng trong máy in thì mực được bơm bằng các phương pháp khác nhau qua hệ thống các vòi phun mực rất nhỏ trong đầu phun, mực được phun lên giấy những điểm mà sau cùng nó sẽ tạo nên hình ảnh hay văn bản ma chúng ta cần in. Độ phân giải hình ảnh phần lớn do đầu kích thước lổ phun và số lượng vòi phun quyết định thường được tính bằng picoliter (một đơn vị đo rất nhỏ mắt thường không thể nhìn thấy được. Máy in khổ nhở thường lổ vòi phun là 4 - 8 picoliter, máy in khổ lớn, máy in A0 thường 12 – 16 picoliter
- Hầu hết các loại mực in trên các sản phẩm in tiêu dùng là chất màu gốc nước màu nhuộm, lý tưởng dùng trong các ứng dụng quan trọng đến bản in có màu sắc chất lượng cao, như ảnh chụp và bản vẽ, hình ảnh vi tính... Tuy nhiên, do cách pha chế, các loại mực dạng này bị một số yếu khuyết điểm: một là chúng thường bị lem nhoè; hai là không bền màu tương đối kém và thường phai theo thời gian, kỵ nước ánh sáng...
- Cách dễ nhất để giải quyết vấn đề này là sử dụng đúng loại giấy có khả năng kháng nước. Nguyên liệu giấy dùng cho máy in phun đặc biệt được chế tạo sao cho không bị dễ thấm nước, và buộc mực phải khô bám chắc trên bề mặt giấy và cho hình ảnh sắc nét với độ phân giải cao hơn
- Đối với vấn đề thứ hai, bạn cần phải xét đến những loại mực có chất lượng lưu giữ theo thời gian, được pha chế với chất màu chống phai và dùng loại dung dịch không phải là nước để làm mực có tính káng được nước. Ngày nay xuất hiện nhiều loại mực cao cấp có nhiều nguồn gốc khách nhau có thể in được trên nhiều chất liệu đó là mực lỏng gốc dầu hay còn gọi là mực pigment và cao cấp hơn nũa là mực pigment UV khi gặp ánh sáng UV thì mực sẽ bám cứng hơn và chiệu được nước.
- Ngoài ra, có những nguyên liệu giấy được thiết kế đặc biệt để chống ố vàng và thoái hóa dùng để lưu giữ. Các nguyên liệu này thường được bán kèm với máy in ảnh chất lượng cao và đắt tiền. Hơn thế nữa ngày nay các dòng máy in khổ lớn khi in xong, dùng công nghệ cán màn phủ qua bề mặt bản in 1 lớp màn keo UV hoặc màn PP, PVC...
4- Mực dạng đặc
- Mực dạng đặc trước đây được phát triển bởi nhà sản xuất bởi Tektronix, một công ty của Mỹ mà sau này tập đoàn Xerox đã mua lại, và Xerox ngày nay vẫn còn sản xuất máy in theo công nghệ này ngay cả máy ín khổ lớn của Oce và Xerox.
- Mực dạng đặc là một chất na ná giống như sáp nến, được bán theo kiểu từng blốc nhỏ cho bốn màu riêng biệt, được máy sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy (màu xanh lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hay còn gọi là hệ màu CMYK – cyan, magneta, yellow, black). Bên trong máy in, mực được nung chảy và được phun lên trên bề mặt một ống lăn mực có tra dầu bằng công nghệ tương tự công nghệ của máy in offset, máy in khổ lớn công nghiệp.
- Lợi điểm chính của công nghệ mực in dạng sáp đặc là in nhanh, có độ tin cậy cao và thân thiện với môi trường và con người, mực in không độc và an toàn để sử dụng mùi nhẹ dễ chịu. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho một chiếc máy sử dụng công nghệ mực in sáp thường cao hơn khá nhiều so với chi phí đầu tư cho máy in công nghệ laser.
- Dù chất lượng ảnh không tốt bóng bẩy bằng so với công nghệ in phun, nhưng mực dạng đặc có thể được dùng để in đồ họa màu độ phân giải cao và thường được dùng trong văn phòng in văn bản ấn phẩm hình ảnh đơn giản do chi phí bảo trì thấp.
5- Mực dạng bột
- Mực dạng bột màu dùng cho máy in laser; loại mực này được làm bằng cách liên kết một chất màu với một polymer để tạo thành một loại bột nhuyễn có tính chất điện học các hạt mực mang dòng điện đặc biệt. Công nghệ mực này ngày nay được dùng hầu hết trong các loại máy in laser trắng đen, laser màu máy in khổ lớn
- Bên trong máy in, một hệ thống tia laser sẽ “vẽ” hình ảnh cần in lên một bề mặt trống (drum) dạng hình trụ tròn đều, Những điểm ảnh trên trống drum diều mang diện tích. trống drum sẽ quay lên hộp đựng mực bột, hút bột mực mang điện tích trái dấu và sau đó được chuyển lên giấy và sau đó bột mực được làm nóng chảy bở nhiệt độ của hệ thống sấy, làm chảy ngay chỗ cần in.
- Mực dạng bột laser ưu việt về độ bền và chất lượng bản in, nhất là cho các ứng dụng như in văn bản và bản vẽ nét đơn, nét mãnh. Khi đã được in lên giấy, mực bột không bị phai và khó tróc vì đã được nấu chảy và ép chặt bởi hệ thống ép sấy nhiệt trước đó. Tuy nhiên, loại mực này không tốt để in ảnh vì không có độ bóng bẩy và trơn tru, hạn chế độ dày của gấy và chất liệu giấy, trong khi máy in phun có thể in độ phân giải cao và in được trên nhiều chất liệu như những chiếc máy in khổ lớn in phun kỹ thuật số ngày nay.
6- Giới thiệu loại mực bột laser màu
- Loại công nghệ mực in cuối cùng mà chúng ta sẽ nói đến là công nghệ thăng hoa mực nhuộm (dye), theo đó là một loại chất nhuộm đặc biệt được làm nóng thật nhanh để chuyển từ dạng rắn sang dạng hơi mà không qua giai đoạn hóa lỏng.
- “Đám mây” mực thu được lắng lên giấy tạo thành một điểm màu cần in, công nghệ này ít được thấy và nhận biết. Không giống công nghệ in phun, các điểm màu được in bằng những chiếc máy in công nghệ thăng hoa mực nhuộm (dye-sub printer) có các viền mờ hòa lẫn vào với nhau, cho ra ảnh in chất lượng rất cao, nhất là khi dùng với những loại giấy in chuyên dụng của nó.
- Tuy nhiên, đi đôi với công nghệ cao thì cùng với giá vật tư cao là điều hiển nhiên, với hững tính năng cao cấp nói trên khiến công nghệ thăng hoa mực nhuộm không lý tưởng cho việc in nội dung có viền sắc nét, như văn bản hay bản vẽ hay hình ảnh vectơ.
>> Xem thêm: Máy in hiflex giá rẻ